TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM

 

          Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính. Tính trung thực giúp con người được được tin cậy. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắng của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn liền với trách nhiệm.

         Trung thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản lý. Những người thiếu trung thực, sớm muộn cũng bị phát hiện, làm mất lòng tin người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Để cũng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thì mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao tính trung thực đi đôi với trách nhiệm, nhất là cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý.

          Trung thực, trước hết là sự trung thực với chính mình, trung thực với người khác, không được “nói mà không làm”, “hứa mà không làm”. Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó hóa ra như lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lổi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

          Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong công việc, trung thực phải luôn luôn gắn bó với trách nhiệm.

           Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái thác. Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm, “nhận rỏ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.

         Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực và trách nhiệm là nói đi đôi với làm. Đó là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động, cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống giữa lý luận với thực tiển, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Trung thực, trách nhiệm là phải nói và làm đúng chủ trương, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực, ngiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắng nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.

          Với cán bộ, đảng viên, trung thực, trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, sau đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

          Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm là nỗ lực hành động vì chân lý, vì sự tiến bộ, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sưu tầm

Nguồn http://cainuochospital.com/chuyen-de-ve-trung-thuc-trach-nhiem-.html