Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là nhà cách mạng nỗi lạc, qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất và đạo đức con người Việt Nam trong thời đại mới. Phẩm chất đó là nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viện, công chức; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, không sa vào chủ nghĩa cá nhân; đặc biệt "nói đi đôi với làm".

"/> Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là nhà cách mạng nỗi lạc, qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất và đạo đức con người Việt Nam trong thời đại mới. Phẩm chất đó là nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viện, công chức; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, không sa vào chủ nghĩa cá nhân; đặc biệt "nói đi đôi với làm".

"> Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là nhà cách mạng nỗi lạc, qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất và đạo đức con người Việt Nam trong thời đại mới. Phẩm chất đó là nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viện, công chức; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, không sa vào chủ nghĩa cá nhân; đặc biệt "nói đi đôi với làm".

"/> Học tập Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Phẩm chất “Nói đi đôi với làm” Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là nhà cách mạng nỗi lạc, qua cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất và đạo đức con người Việt Nam trong thời đại mới. Phẩm chất đó là nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viện, công chức; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, không sa vào chủ nghĩa cá nhân; đặc biệt "nói đi đôi với làm".

"/>

Học tập Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – Phẩm chất “Nói đi đôi với làm”

3 năm trước - 3045 lượt xem

 

“Nói đi đôi với làm” - Phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

          Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, một trong những phẩm chất cách mạng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là “nói đi đôi với làm”. Theo các nhà nghiên cứu, toàn bộ cuộc đời của Người thực hành năm nội dung căn cốt: Thực hành lý luận; thực hành dân chủ; thực hành dân vận; thực hành đại đoàn kết; thực hành đạo đức cách mạng và đạo đức làm người. Thực hành chính là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, chú trọng việc làm, chú trọng kết quả của công việc.​         

          Bác thường nhắc nhở: Nói cái gì phải cho dân tin - nói và làm cho nhất quán. Với quan điểm đó, cả cuộc đời Người luôn thực hiện thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ “nói đi đôi với làm”. Ở Người, lời nói luôn đi cùng với hành động, lý luận đi đúng với thực tiễn, nói để làm, làm phải đúng như điều mình đã nói. Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh còn ở chỗ, dù việc lớn đến việc nhỏ, tự mình phải làm gương trước. Người quan niệm: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước…”, “…tự mình phải chính trước mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý.” “…Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được…”

          Tấm gương nói đi đôi với làm của Người bắt nguồn từ chính quan niệm, từ lòng dạ trong sáng, chính tâm, thật sự nêu gương của Người. Chính vì thế, sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “Mọi lời nói, việc làm của Hồ Chí Minh đều thiết thực và cụ thể”. Nói là làm, thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không cần nói, tư tưởng thể hiện trong hành động.

 “Nói đi đôi với làm” - Nguyên tắc đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh

Nói đi đôi với làm là nguyên tắc đầu tiên trong ba nguyên tắc đạo đức cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh: Nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Trong bài giảng “Tư cách một người cách mệnh”, Bác viết:

“Tự mình phải:

Cần kiệm.

Hòa mà không tư

Cả quyết sửa lỗi mình.

Cẩn thận mà không nhút nhát.

Hay hỏi

Nhẫn nại (chịu khó)

Hãy nghiên cứu, xem xét.

Vị công vô tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo

Nói thì phải làm…”

          “Nói đi đôi với làm” là thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm. Trong cả quãng đường hoạt động cách mạng của Người, “nói đi đôi với làm” chính là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động. Tư tưởng “nói đi đôi với làm” được thể hiện ở những nội dung sau:

          Một là, nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai. Cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

          Hai là, “nói đi đôi với làm”, không được “nói một đàng làm một nẻo”

          Theo Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm, nói được làm được sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó hiểu. Khi nói cần cụ thể, thiết thực. Cán bộ, đảng viên phải nói đi đôi với làm, nói trước làm trước, không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Nếu nói rằng phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư mà bản thân lại lười biếng, không hoàn thành công việc được giao, luôn tìm cách tham tiền của Nhà nước và nhân dân, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa… thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục.

          Ba là, không được hứa mà không làm

          Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện; đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn mang ý nghĩa thiết thực. Đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”.

          Để tránh việc hứa mà không làm, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ lãnh đạo làm gương cho nhân viên; cấp trên làm gương cho cấp dưới; cán bộ, đảng viên làm gương cho nhân dân. Đồng thời, cần giao cho một đơn vị hoặc cá nhân thường xuyên kiểm tra, giám sát và nhắc nhở đối với những tổ chức, cá nhân đã đưa ra lời hứa và yêu cầu tổ chức, thực hiện cho đúng. Có những việc cần giao cho nhân dân kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện.

          Đẩy mạnh “nói đi đôi với làm” trong mỗi cán bộ, đảng viên

          Hiện nay, trong cán bộ, đảng viên còn tình trạng “nói không đi đôi với làm”, “nói một đàng làm một nẻo”, “nói mà không làm”, “nghĩ một đằng, nói một đằng”, “nói với cấp trên khác, nói với cấp dưới khác”. Đặc biệt, điều này còn xảy ra ở một số cơ quan nhà nước, đội ngũ lãnh đạo cấp cao… gây bức xúc trong dư luận, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân. Để học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm”, mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc nghiên cứu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức về mục tiêu lý tưởng, đạo đức cách mạng, xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm cá nhân, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

          Thực hiện “nói đi đôi với làm”, cán bộ, đảng viên từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp ủy lãnh đạo đến các đảng viên, cán bộ công chức ở cơ sở phải kiên quyết thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện công việc được giao. Khi nói phải gắn với công việc, nhiệm vụ cụ thể, không được nói chung chung, đại khái, nghe thì hay nhưng không biết thực hiện thế nào. Cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú nhất là những cán bộ có chức, có quyền, cán bộ trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, công tác cán bộ… Nói đi đôi với làm yêu cầu phải đi sâu, đi sát, kiểm tra, đôn đốc kết quả công việc thực hiện công việc được giao.

          Đẩy mạnh thực hiện “nói đi đôi với làm” trong mỗi cán bộ, đảng viên chính là cái gốc tạo nên hiệu quả công việc, niềm tin, uy tín đối với quần chúng nhân dân. Đây cũng chính là tạo ra một sự lan tỏa tích cực đưa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào thực tiễn.

 

                          (Sưu tầm)

Nguồn:

http://csnd.vn/Home/Hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-Ho-Chi-Minh/6096/Tu-tuong-dao-duc-Ho-Chi-Minh-ve-Noi-di-doi-voi-lam

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/bac-ho-dau-tranh-voi-can-benh-hinh-thuc-chu-nghia-n9277.html

http://baoninhthuan.com.vn/news/12469p1c24/bac-day-chung-ta-noi-it-lam-nhieu.htm

https://thanhniencec.edu.vn/tam-guong-dao-duc-cua-bac-ho-loi-noi-di-doi-voi-viec-lam/

http://thptchonthanh.com.vn/BacHo/hoctap2.htm

 

 

Tin tuyển sinh