Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là thực hiện một chương trình bằng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, trong đó mỗi nhạc công sẽ chơi một loại nhạc cụ khác nhau.
Theo số lượng thống kế có đến hàng trăm loại nhạc cụ, có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.
Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam không những thể hiện nét đẹp văn hóa Việt mà còn tạo nên những âm thanh độc đáo khác nhau. Các âm thanh muôn màu mang đến những cảm xúc khác nhau cho người nghe.
Hàng năm Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đều tuyển sinh đạt chỉ tiêu ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống với các loại nhạc cụ tiêu biểu : Sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu…… nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. Có kỹ thuật, kỹ năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
Vị trí việc làm cho sinh viên sau khi ra trường:
Sau khi tốt nghiệp trở thành nhạc công chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn, làm nhạc như nhạc sĩ, nhà soạn nhạc…
Người biểu diễn: nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ các ca sĩ, làm ca sĩ…
Những nhà xây dựng nên chương trình ca nhạc như nhà tài trợ, nhà quảng cáo, kỹ thuật viên âm nhạc…
Nhà kinh doanh âm nhạc như kinh doanh phòng thu âm, hãng thu âm, nhà cung cấp dụng cụ âm nhạc…
Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục liên quan đến các loại nhạc cụ
Làm việc trong các cơ quan truyền hình, xuất bản âm nhạc…
Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập tại các đoàn nghệ thuật, sở văn hóa…
Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, trung tâm đào tạo âm nhạc trên cả nước.
Để đạt được những vị trí việc làm trên, đòi hỏi người học phải đạt được những yêu cầu cơ bản:
Phải có đạo đức cũng như lối sống lành mạnh, có tư tưởng vững vàng, say mê với công việc và sự tìm tòi kiến thức trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, có được những kiến thức cơ bản về xã hội, văn hóa Việt Nam, hiểu biết về các loại nhạc cụ nói chung cũng như kỹ năng biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng.
Phải tự tin trên sân khấu, có kỹ năng xử lý những loại nhạc cụ truyền thống, có năng khiếu và thực sự đam mê với âm nhạc,tự tin, năng động và có khả năng giao tiếp tốt; Chăm chỉ, kiên nhẫn và sáng tạo.
Phương thức xét tuyển của ngành Biểu diễn nhạc cụ dân tộc hệ chính quy, thời gian học 3 năm, xét điểm học bạ môn Ngữ văn 12 kết hợp với thi năng khiếu ngành dự tuyển (hát 02 bài hát ca khúc Việt Nam - 01 bài hành khúc nhịp độ nhanh, 01 bài mang âm hưởng dân ca, có thể tham khảo danh mục 100 bài hát tại Website: vhntct.edu.vn)
Thời gian tuyển sinh :
Đợt 1 : Hạn cuối nhận hồ sơ :11/8/2023; Thi tuyển 15/8/2023
Đợt 2 : Hạn cuối nhận hồ sơ :12/9/2023; Thi tuyển 15/9/2023
Đợt 3 : Hạn cuối nhận hồ sơ :09/10/2023; Thi tuyển 12/10/2023
Nộp hồ sơ :Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, 188/35A Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ; Điện thoại : (0292) 3899 028; Website: vhntct.edu.vn.