Thông báo tuyển sinh năm 2022

        Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ thông báo tuyển sinh năm 2022:
        I. Ngành, nghề tuyển sinh

Stt

Ngành

Mã ngành

Hệ đào tạo

Hệ tuyển

Hình thức tuyển sinh (Xem hướng dẫn)

1.1. Các ngành trình độ cao đẳng

1

Diễn viên sân khấu kịch hát (Diễn viên cải lương)

6210212

-  Chính quy;
-  Vừa làm vừa học;
- Cao đẳng liên thông từ trung cấp hệ Vừa làm vừa học.

THPT

Xét điểm học bạ môn Ngữ văn kết hợp thi tuyển năng khiếu

2

Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây (Piano, Organ)

6210217

THPT

3

Diễn viên múa

6210213

THPT

4

Thiết kế đồ họa (*)

6210402

THPT

5

Diễn viên Kịch – Điện ảnh

6210211

THPT

6

Thanh nhạc

6210225

THPT

7

Quản lý văn hóa

6340436

THPT

Xét điểm học bạ môn Ngữ văn, Lịch sử

1.2. Các ngành trình độ trung cấp 

1

Thanh nhạc

5210225

Chính quy

THCS

Xét điểm học bạ môn Ngữ văn kết hợp thi tuyển năng khiếu

2

Biểu diễn nhạc cụ phương tây (Guitar, Organ)

5210217

Chính quy

THCS

3

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống  (Đàn: Tranh, Bầu, Nhị; Sáo trúc)

5210216

Chính quy

THCS

4

Nghệ thuật biểu diễn Múa dân gian dân tộc (Diễn viên múa)

5210207

Chính quy

THCS

5

Sáng tác âm nhạc

5210227

Chính quy

THCS

6

Hội họa

5210103

Chính quy

THCS

7

Điêu khắc

5210102

Chính quy

THCS

8

Diễn viên Kịch – Điện ảnh

5210211

Chính quy

THCS

9

Nghệ thuật biểu diễn Cải lương (Diễn viên cải lương)

5210205

Chính quy

THCS

10

Nhạc công Kịch hát dân tộc (Nhạc công cải lương)

5210207

Chính quy

THCS

11

Biên đạo múa

5210214

Vừa làm vừa học

THPT

        * Ngành Thiết kế đồ họa: Có thể học song song (nhận 2 bằng) ngành Mỹ thuật Đa phương tiện Quốc tế do Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) đào tạo và Aptech - Ấn Độ cấp bằng.
        Đối với hệ đào tạo cao đẳng liên thông từ trung cấp: Xét điểm kết quả học tập và tốt nghiệp trình độ trung cấp cùng ngành, nghề dự thi.
        II. Chế độ miễn giảm, học phí
        2.1. MIỄN học phí
        - Bậc trung cấp các ngành, nghề: Điêu khắc; Nghệ thuật biểu diễn cải lương; Nhạc công kịch hát dân tộc; Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc; Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
        - Bậc cao đẳng các ngành, nghề: Diễn viên múa.
        - Học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại Trường.
        Và các đối tượng khác theo quy định.
        2.2. GIẢM 70% học phí: Ngành: Diễn viên sân khấu kịch hát
        2.3. GIẢM 50% học phí: học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
        III. Thời gian đào tạo
        1. Các ngành trình độ cao đẳng
        - Ngành Quản lý văn hóa: 2,0 năm;
        - Ngành Thiết kế đồ họa: 2,5 năm;
        - Các ngành: Thanh nhạc, Diễn viên Kịch – Điện ảnh, Diễn viên Sân khấu kịch hát, Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây: 3,0 năm.
        2. Các ngành trình độ cao đẳng liên thông từ trung cấp
        - Các ngành: Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây, Diễn viên múa: 1,5 năm.
        - Các ngành: Diễn viên Kịch – Điện ảnh, Diễn viên Sân khấu kịch hát, Quản lý Văn hóa: 1,0 năm.
        3. Các ngành trình độ trung cấp: thời gian đào tạo 3,0 năm
        IV. Điều kiện khác
        Đối với các ngành: Diễn viên Kịch – Điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn Cải lương, Diễn viên Sân khấu kịch hát, Thanh nhạc, Nghệ thuật biểu diễn Múa dân gian dân tộc, Biên đạo Múa yêu cầu ngoại hình: Nam cao từ 1m55, nữ cao từ 1m50 trở lên; không khuyết tật; không nói ngọng, nói lắp.
        V. Hướng dẫn thi tuyển năng khiếu
        5.1. Ngành Thanh nhạc
        - Chuyên môn: Hát 02 bài hát ca khúc Việt Nam (01 bài hành khúc nhịp độ nhanh, 01 bài mang âm hưởng dân ca) (Có danh mục bài hát tham khảo).
        - Kiểm tra năng khiếu: cao độ, tiết tấu, trí nhớ và cảm thụ âm nhạc.
        5.2. Biểu diễn nhạc cụ Phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống
        - Chuyên môn: Kiểm tra điều kiện, khả năng phù hợp với chuyên ngành nhạc cụ dự thi (độ mềm, độ nhạy của tay), đàn 01 tác phẩm đơn giản.
        - Kiểm tra năng khiếu: cao độ, tiết tấu, trí nhớ và cảm thụ âm nhạc.
        5.3. Diễn viên Múa, Nghệ thuật biểu diễn Múa dân gian dân tộc
        - Chuyên môn: Thực hiện một số động tác múa theo hướng dẫn.
        - Thử tiết tấu.
        5.4. Biên đạo múa
        - Chuyên môn: Trình bày một số động tác múa theo yêu cầu.
        - Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo âm nhạc tự chọn và bắt buộc (có nội dung chủ đề và tình tiết tiểu phẩm) thời gian 2 đến 3 phút.
        5.5. Sáng tác âm nhạc
        - Chuyên môn: sáng tác ca khúc (phổ thơ và phát triển chủ đề âm nhạc cho sẵn thành một đoạn hoàn chỉnh cho nhạc cụ dân tộc tấu hoặc đàn piano).
        - Kiến thức âm nhạc cơ bản: nhạc lý cơ bản và xướng âm.
        5.6. Hội họa
        - Vẽ 01 bài hình họa tĩnh vật đen, trắng theo mẫu (khối cơ bản, chai, lọ, hoa, quả,…).
        + Khổ giấy 40cm x 60cm.
        + Chất liệu: bút chì.
        - Vẽ 01 bài trang trí đồ vật theo yêu cầu đề thi (trang trí khăn tay, viên gạch hoa, cái chén, dĩa, quạt,…). 
        + Khổ giấy 30cm x 40cm.
        + Chất liệu: bút chì màu, sáp màu, màu bột, acrylic,…
        5.7. Điêu khắc: Nặn tượng chân dung theo mẫu (kích thước khoảng từ 40 cm đến 60 cm)
        5.8. Thiết kế đồ họa
        - Vẽ 01 bài hình họa tĩnh vật đen, trắng theo mẫu (khối cơ bản, chai, lọ, hoa, quả,…).
        + Khổ giấy 30cm x 40cm.
        + Chất liệu: bút chì.
        - Vẽ 01 bài trang trí đồ vật theo yêu cầu đề thi (trang trí khăn tay, viên gạch hoa, cái chén, dĩa, quạt,…). 
        + Khổ giấy 30cm x 40cm.
        + Chất liệu: bút chì màu, sáp màu, màu bột, acrylic,…
        5.9. Diễn viên Kịch – Điện ảnh
        - Chuyên môn: Diễn 01 tiểu phẩm từ 5 đến 7 phút.
        - Đọc và diễn cảm một đoạn thơ, truyện ngắn (hoặc hát 01 ca khúc) và kiểm tra hình thể.
        5.10. Diễn viên Sân khấu kịch hát, Nghệ thuật biểu diễn Cải lương (Diễn viên Cải lương)
        - Diễn 01 tiểu phẩm; hát 01 (hoặc 02) câu vọng cổ tự chọn. 
        - Hát 01 bài thường sử dụng trong sân khấu Cải lương. 
        - Thử tiết tấu và cảm âm.
        5.11. Nhạc công Kịch hát dân tộc (Nhạc công Cải lương)  
        - Đàn 01 bài tự chọn 02 câu vọng cổ nhịp 32.
        - Kiểm tra độ mềm của tay, ngón tay và thử tiết tấu.
        VI. Thủ tục, thời gian tuyển sinh
        6.1. Thủ tục dự tuyển: Thí sinh dự tuyển chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm:
        - Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp năm 2022 (tải Phiếu tại đây).
        - Học bạ THCS hoặc THPT (bản sao công chứng) theo yêu cầu trình độ dự thi.
        - Bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT (bản sao công chứng) theo yêu cầu trình độ dự thi. 
        - Bằng tốt nghiệp trung cấp và bảng điểm học tập cùng ngành, nghề dự thi (bản sao công chứng, nếu dự tuyển trình độ trung cấp liên thông lên cao đẳng).
        - 02 ảnh 3 x 4 cm.
        - Lệ phí nộp hồ sơ xét tuyển/ thi tuyển (60.000 đồng), lệ phí thi tuyển (300.000 đồng) theo quy định hiện hành.
        6.2. Thời gian dự thi/xét tuyển
        - Đợt 1: Thi tuyển/ xét tuyển: 18/8/2022 (Hạn cuối nhận hồ sơ: 15/8/2022)
        - Đợt 2: Thi tuyển/ xét tuyển:15/9/2022 (Hạn cuối nhận hồ sơ: 12/9/2022)
        - Đợt 3: Thi tuyển/ xét tuyển: 14/10/2022 (Hạn cuối nhận hồ sơ: 10/10/2022) (nếu còn chỉ tiêu)
        VII. Học phí và các khoản thu:
        - Học phí (chính quy): Trung cấp 5.304.000 đồng/học kỳ; Cao đẳng 6.240.000 đồng/học kỳ.
        - Học phí (Vừa làm vừa học): Trung cấp 7.488.000 đồng/học kỳ; Cao đẳng, Cao đẳng liên thông từ trung cấp 8.112.000 đồng/học kỳ.
        - Bảo hiểm y tế: 563.220 đồng/năm (12 tháng).
        - Bảo hiểm tại nạn: 100.000 đồng/năm (12 tháng).
        Địa chỉ liên hệ: Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, 188/35A Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Điện thoại: (0292) 3899 028. 
  Email: truongcdvhnt@cantho.gov.vn hoặc tuyensinhvhntcantho@gmail.com.
        Website: vhntct.edu.vn